Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

NHỮNG GIẤC MƠ HÈ PHỐ (chương 7)

CHƯƠNG VII: NGÔI NHÀ MỚI


Sau mọi chuyện, chúng không thể vui vẻ và hào hứng. Chúng đi được một quãng dài, rồi rẽ sang một con phố khác. Chúng cứ đi cho đến lúc kiệt sức. Chúng ngồi trên bậc thềm của một căn nhà đã khóa cửa ngoài rồi dựa lưng và chìm sâu vào giấc ngủ. Đến khi chúng tỉnh dậy, thì trời đã tối.

Bụng đói còn cào, nhưng chúng vẫn gượng mình đứng dậy để đi. Chúng đi từ phố này sang phố khác. Phố sáng điện đường, phố lại tối om, vắng vẻ và lạnh lẽo. Bước chân vô tình đã đưa chúng đến chợ đêm.

Người qua lại trong chợ đêm khá đông. Đi giữa dòng người, chúng thấy ấm áp hơn, nhưng lại chẳn có ai chú ý đến chúng. Vì thế? mà chúng chẳn có cơ hội xin xỏ. Rồi tình cờ, chúng phát hiện ra một cơ hội, cơ hội giúp chúng là dịu đi cái bụng đang biểu tình. Khi chúng thấy, một tờ hai mươi nghìn hở ra ở túi quần sau của một người phụ nữ. Chẳng ai sai bảo, nhưng chúng bám theo người phú nữ đó.

Này, mày trông... - thằng Tài nói

- Rút trộm? - cái Hạnh cau mày. - Làm như thế thật không đúng!

- Thế mày định nhịn đói sao?

Bọn thằng Tài thôi tranh cãi. Và chúng không quên để mắt đến người phụ nữ. Chúng đang chờ một cơ hội. Đột nhiên, người phụ nữ dừng bước. Bà ta đứng ngắm nghía trước một quán bán hàng lưu niệm. Chúng vừa nảy ra một kế hoạch.

 - Đẩy tao vào! Nhanh! - thằng Khang quát.

 Cái Hạnh không trần trừ, nó đã mạnh tay đẩy thằng Khang vào người phụ nữ. Và thằng Khang giả vờ không biết, rồi nhân cơ hội đó, nó rút lấy tờ hai mươi nghìn. Người phụ nữ ngoảnh mặt, quát mắng. Chúng rối rít xin lỗi và chạy đi không ngoái lại. Khi đã đi được xa, chúng cười hả hê, rồi đi mua đồ ăn bỏ bụng.

Kể từ tối hôm đó trở đi, bọn thằng Tài đã chính thức làm nghề móc túi. Tối nào chúng cũng lang thang ở chợ đêm, chờ người ta sơ hở là chúng...hành nghề.

Cũng từ ngày đi móc túi mà cuộc sống của chúng có phần thay đổi. Số lấy được, ngoài chi tiêu ăn uống, chúng còn dành dụm mua quần áo. Mặc dù, không phải là những bộ đắt tiền, nhưng cũng giúp chúng ấm áp hơn. Điều đó làm chúng hạnh phúc. Dù đôi lúc, chúng cũng cảm thấy ân hận về những gì mình làm. Và chúng vẫn tiếp tục, vì đó là miếng cơm manh áo duy nhất.

Chúng làm mưa làm gió ở khu chợ đêm này cũng đuợc khá lâu. Người đến đây cũng đề phòng và cẩn thẩn, nhưng họ vẫn mất. Dễ hiểu, vì chúng quá nhanh nhạy, quá nhiều chiêu trò. Vả lại, làm lâu ngày, chúng cũng tích lũy được cho bản thân ít kinh nghiệm. Thế nên, công việc của chúng diễn ra trót lọt là đương nhiên.

Tôi nay, khu chợ đêm có vẻ không đông khách. Nhưng chúng vẫn hoạt động. Vừa tách ra khỏi thằng Khang và thằng Tài cái Hạnh đạ tìm được đối tượng. Nó bám theo một người phụ nữ. Bà ta mặc bộ đồ rất bắt mắt, xách theo một cái túi khá đẹp. Nhưng cái Hạnh không bận tâm đến mấy thứ đó. Cái mà nó quan tâm nhất, là tờ một trăm nghìn hở ra từ cái túi xách. Nó bám theo, và giữ một khoảng cách không xa.

Để tránh sự chú ý của mọi người, cái Hạnh vẫn tỏ ra không hay biết gì. Thỉnh thoảng, nó còn giả vờ dừng chân ngắm nhìn các cửa hàng. Còn thật ra thì nó cố bám sát người đàn bà hơn. Khoảng cách nhiều lúc khá thuận lợi, nhưng nó vẫn đang đợi thời cơ. Và khi thời cơ đến, nó nhanh tay rút tờ tiền. Công việc trót lọt, nó quay người định tẩu thoát, thì bị một gã đàn ông tóm lấy tay. Hóa ra, gã đã đi theo nó suốt từ nãy, mà nó không hề hay biết. Gã trợn mắt, cười.

- Chạy vội thế cháu! - Gã hỏi nó bằng giọng tử tế, nhỏ nhẹ.

 Sau đó, thì quay ra lớn tiếng để mọi người nghe thấy - Móc túi! Móc túi! Đám đông vây quanh. Gã đàn ông kể lể dài dòng. Sau một hồi, ông ta sung sướng.

- Mày giỏi lắm, con ranh!
Cái Hạnh hoảng hồn lắp bắp:

-         Chú nói sao ạ? Con không hiểu.

Ông ta nắm cổ tay nó dơ lên:

-         Thế mày giải thích sao về tờ một trăm nghìn này!

Mặt nó méo xệch, miệng nó mếu máo như sắp khóc.

-         Dạ...con....

Chưa nói xong, cái Hạnh định giằng tay người đàn ông chạy. Nhưng không được, vì cái nắm của ông ta quá chặt. Nó không thể thoát thân.

Lúc này, người phụ nữ ăn mặc bắt mắt mới lên tiếng. Bà ta hung hăng.

- Rình mày khá vất vả đấy con ranh!

Cái Hạnh lặng im, không biết nói gì. Nó trở thành tâm điểm chú ý của người đứng xem. Rồi từ đâu, một người đàn bào lao đến. Bà ta túm tóc nó, tát cho nó một tát.

- Con náo toét. Trông mày xinh xắn thế mà cũng đi móc túi hả? - Bà ta trợn mắt mắng tiếp - Mày có biết tao mất bao nhiều tiền rồi không? Những đồng tiền tao kiếm ra bằng mồ hôi nước mắt!

Cái Hạnh sụt sịt. Vì chưa bao giờ nó thấy nhục nhã và xấu hổ đến thế. Nó định lên tiếng xin lỗi, thì một người khác chỉ vào mặt nó quát.

- Mày oan à mà còn khóc. Con nhà vô giáo dục. Cái Hạnh cầu xin:

- Dạ con xin các bác tha cho con lần này!

Vừa nói, nó vừa khụy gối quỳ xuống và kể về hoàn cảnh. Một người đàn ông tỏ vẻ thông cảm.

-         Có đói, có khổ thì phải xin. Chứ không được đi ăm cắp như thế.

Có những tiếng xì xầm. Một người khác lại nói.

- Thôi tha cho nó. Lần sau nhớ rút kinh nghiệm.
Gã đàn ông bắt được vẫn cầm tay nó. Nhưng có điều, gã đã thả lỏng tay. Rồi gã nói.

- Lo mà sửa đổi. Nếu còn làm việc này, để tao bắt thêm được một nữa thì đừng trách.

Gã vừa dứt lời thì buông tay nó. Xung quanh, mọi người cũng tản đi. Nó đứng dậy. Chạy. Chạy trong sợ hãi và nhục nhã.

Đêm đó cái Hạnh kể lại chuyện cho bọn thằng Tài và thằng Khang. Chúng suy ngẫm rồi quyết định từ bỏ con đường sống bằng nghề móc túi. Chúng rời khỏi chợ và không xuất hiện ở đó nữa. Chúng lang thang và tìm đến một khu trung cư. Ở đây, chúng đã tìm ra được một chỗ ngủ khá ổn. Đó là gầm cầu thang.

Cái gầm cầu cầu thang không quá chặt để chúng phải ngủ ngồi. Nó rất kín giúp chúng tránh gió tránh cái lạnh của mùa đông. Chugs hào hứng gọi đó là căn nhà mới.

Chúng ra vào căn nhà rất thận trọng. Chúng sợ, nếu ai đó phát hiện ra chúng họ sẽ tống cổ chúng ra đó. Nhưng chúng lại không biết rằng, chẳng ai thèm ngó ngàng đến chúng và chỗ ngủ của chúng. Cái gầm cầu thang đó bỏ hoang.

Chúng xếp lại đồ đạc ở trong đó. Rồi ngăn gầm cầu thang ra làm hai. Một bên là chỗ ngủ của thằng Tài và thằng Khang  bên còn lại là chỗ của cái hạnh.


Từ sáng đến giờ, cái Hạnh cứ liên miệng càu nhàu. Nó khó khó chịu khi người ta cứ đi lại trên đầu nó(đi trên cầu thang).
Tiếng giầy dép làm nó giật mình,lúc lại làm tan đi giấc mơ đẹp của chúng. Nó nghĩ bụng, nếu có thể ra vào đây tự do, nó sẽ chạy ra ngoài, mắng cho đám người đó một trận. Nhưng đấy là “nếu”, vậy nên chúng không dám càu nhàu bé tiếng.

A …A A A A A!

Bọn thằng Tài giật mình vì tiếng hét lớn phía trên. Giờ thì không chỉ là một, mà như có đến trăm tiếng hò reo, rồi nhảy thình thịch trên đầu chúng.

-         Lại chuyện gì nữa đây! – Thằng Tài thì thầm.

Tiếng hò reo vẫn không dứt.

       -Xù…xì…!

-         Tao nhất rồi! Ha ha.
-         Không, cả tao nữa chứ!

   Đám trẻ đang nhốn nháo xù xì để tìm ra người đuổi. Chúng chơi trốn tìm. Sau một hồi, chúng đã tìm ra đứa phải làm. Đó là một thằng con trai cắt đầu cua, và một đứa con gái tóc bện sam. Thằng con trai lớn tiếng:

-         Tao giao hẹn, ngăn từ tầng hai,xuống đến chân cầu thang. Không chơi vào nhà!

      Cả đám hét lên: “rõ” hai đứa úp mặt vào tường, bắt đầu đếm “5…10… 15…” có vài đứa núp trên tầng hai. Vài đứa lại xuông tầng 1. nhưng có hai đứa con gái lại chạy ra chân cầu thang.

-         Vào đây đi, chỗ này kín đấy!

-         Nhưng bẩn lắm.


-         Cứ núp tạm đi, ván sau tìm chỗ khác!

       Hai đứa chạy sâu vào trong, chúng ngồi trước chỗ bọn thằng Tài ngủ. Chúng nói chuyện, mà làm bọn thằng Tài sợ hãi. Đã vậy, chúng còn ngả lưng vào tấm chắn trước chỗ ngủ. Nó trệch ra. Thằng Khang và thằng Tài nhanh tay giữ. Nhưng mọi sự cố gắng của hai đứa lại đang không có kết quả. Tay thằng Khang run run, thằng Tài cũng lạnh cả xương sống, mồ hôi nhễ nhại và… Hai đứa con gái hét toáng lên, thằng Khang rúm ró, thằng Tài hoảng sợ. Tấm chắn đổ.

-         Sao hai người lại ở trong đây làm tôi sợ quá!

Một đứa con gái hỏi lớn. Thằng Khang run run:

-         Ờ…ờ…xin hai người…cầu xin hai người đó!

Đứa con gái khác ngắt lời:
-         Xin…gì?

Thằng Tài lắp bắp:

   -Thì xin hai người đừng gọi ai tới đây, tống cổ chúng tôi đi.

Hai đứa con gái bật cười. Cái Hạnh nhỏm dậy, mướt mát mồ hôi. Nó không muốn bị tống cổ ra khổi đây, vì thế. Nó hy vọng thằng Khang và thằng Tài sẽ không khai nó ra. Nó miên man sợ hãi, nhưng cũng không quên lắng tai nghe chuyện.

-         Sao hai bạn lại đến trốn trong đây. – Hai đứa con gái đồng thanh.

-         Trốn? – Thằng Tài sợ sệt hỏi lại.


-         Ừ – Một đứa con gái đáp lại.

-         Chúng tôi ở đây! – Thằng Khang lắp bắp.


-         Ở đây? – Chúng lại đồng thanh

-         Ừ, chúng tôi là trẻ lang thang – Tài ủ rũ.

Giờ thì hai đứa con gái đã hiểu ra, tại sao lại có sự xuất hiện của thằng Khang, thằng Tài. Chúng tỏ ra thông cảm. Phía bên, cái Hạnh đưa tay gạt mồ hôi, nghe chuyện.

-         Có hai người

-         Không, còn người thứ ba.

Tim cái Hạnh run lên bần bật. Nó tức giận, khi thằng Khang và thằng Tài lại khai ra nó. Thằng Tài lấy tay đẩy đổ tấm gỗ chắn giữa và chắn trước. Cái Hạnh đã bịt kín mặt. Thằng Khang dứt khoát:
-         Trốn tránh gì nữa, có bị đuổi, thì ba đứa mình phải đi cùng nhau chứ!

Cái Hạnh bỏ tay che mặt. Nó nhìn thằng Khang, thằng Tài, và hai đứa kia. Đứa con gái hay nói lại lên tiếng:

-         Đừng sợ, sẽ chẳng ai đuổi mấy người ra khỏi đây đâu!

   Cái Hạnh có vẻ vui lên. Hai đứa kia chạy lên. Lúc sau,hai đứa kia đã kéo cả đám bạn của chúng xuống làm quen với bọn thằng Tài. Chúng trở lên vui vẻ hơn bao giờ hết. Trong khi nhiều người hắt hủi chúng, xa lánh chúng. Vậy mà, có mấy đứa trẻ ở khu trung cư này lại chịu làm bạn với chúng. Chúng thấy bất ngờ, và rất hạnh phúc.

   Trưa hôm đó, bọn trẻ ở khu trung cư đã mang đồ ăn xuống cho chúng. Từ trước tới giờ, chúng chưa bao giờ được một bữa no như vậy. Chúng rất sung sướng. Nhưng không vì thế mà chúng quyết định bỏ nghề ăn xin, để biến thành một lũ ăn bám lũ trẻ ở khu trung cư.

   Ngày hôm sau, chúng đi kiếm sống. Chúng mong, kiếm được một khoản kha khá, để có thể tiêu trong nhiều ngày, gúp thời gian nghỉ ở nhà mới của chúng sẽ lâu hơn. Chúng vừa đi, vừa ngắm nhìn đường phố. Đôi lúc, chúng còn nghêu ngao những bài ca không tên. Chúng tự đắc, thấy mình có năng khiếu âm nhạc. Trong đầu chúng lại vang kên những suy nghĩ, nếu chúng được đi học, có thể mai sau chúng sẽ trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, hoặc một nhạc sĩ tài ba. Nhưng đó là … “nếu”!

Chúng dừng bước, ngồi xuống lề đường. Chừng hai mươi phút, chúng đứng dậy, qua đường. Sang tới vỉa hè bên kia, chúng dạo bước trong phấm khích. Chúng gặp một người phụ nữ dắt theo một đứa trẻ. Rồi gặp một người đàn ông đang phì phèo điếu thuốc…và giờ, chúng gặp một đám trẻ khó nhìn và những lời bàn tán.

-         Lũ ăn xin hôi hám!
-         Lũ nhà quê, lang thang.
-         Thật xui xẻo.

  Thằng Khang tỏ ra tức giận với đám trẻ thành phố. Bọn chúng thật ngạo mạn và tỏ vẻ này nọ. Thằng Khang cố nuốt đi cơn giận, cố không cho hình ảnh của đám trẻ kia lọt vào mắt. Nhưng ngược lại, tai nó mỗi lúc nghe một rõ về những lời bàn tán không hay. Nó trợn mắt rồi lớn tiếng:
-         Bọn…mày…nói…xong…chưa?

Đám trẻ thành phố nghoảnh mặt quay lại. Tiến đến gần bọn thằng Tài. Thằng cao to nhất bọn giọng hống hách:

-         Đứa nào vừa nói. Tao nghe chưa rõ!

Thằng Khang hung hăng:

-         Là tao! Tao hỏi, mày nói xong chưa?

Thằng Khang vừa dứt lời, bọn trẻ thành phố bật cười. Một thằng khác lên tiếng:

-         Khá…khen ! hăng quá nhỉ?

Thêm một thằng chen vào nói:

-         Thật buồn cười, lũ nhà quê…không, nói đúng hơn là lũ lang thang rách rưới mà cũng dám lên tiếng với bọn này hả.

Thằng Tài và cái Hạnh can ngăn. Nhưng thằng Khang vẫn cứ gây lộn:

-         Dám chứ sao không? Một lũ thối mồm!

Bọn trẻ thành phố bực tức. Thằng cao to nhất lại lên tiếng:

-         Nói cũng hay gớm, thế rút cuộc chú em thích gì?

Giọn thằng cao to có vẻ hung hăng hơn lúc nãy. Nhưng cũng không làm thằng Khang hoảng sợ. Nó vênh mặt rồi đáp:

-         Tao chẳng muốn gì, ngoài mong muốn, chúng mày đừng ngứa mồm!

Chúng lại cười. Thằng Khang thấy bọn này thật nhí nhố, nó ra hiệu, rồi bọn thằng Tài cũng bỏ đi. Thấy vậy, thằng cao to với giọng gọi:

-         Ê, định bỏ đi dễ dàng thế sao?

   Thằng Khang không thềm nghoảnh mặt đáp lại. Bọn trẻ thành phố chạy đến, chúng đẩy thằng Tài và cái Hạnh sang một bên, rồi nhảy vào đánh thằng Khang tới tấp. Thằng Khang kháng cự, nhưng đám kia có vẻ mạnh tay, thế nên nó đành chịu đòn. Cáo Hạnh đứng ngoài, biết không thể can ngăn, nên nó la hét om sòm.

   Mọi người chạy đến. Bọn trẻ thành phố bỏ chạy. Chúng vừa đi vừa quay lại hứa hẹn:

-         Nếu gặp lại, bọn bay sẽ nhừ đòn!

Thấy thằng Khang nằm dưới đất, mọi người hỏi thăm rồi cũng bỏ đi. Vất vả lại dồn xuống đôi vai của thằng Tài và cái Hạnh. Hai đứa đỡ nó dậy, dìu nó về căn nhà mới.

  Dường như càng về cuối đông, thời tiết càng lạnh. Đã mấy hôm rồi bọn thằng Tài không ra ngoài kiếm sống. Chúng cứ tưởng, mỗi bọn chúng được nghỉ. Vậy mà, mấy đứa trẻ trong khu trung cư chúng cũng được nghỉ học. Đó là lý do tại sao, mà khu trung cư hôm nay lại vui vẻ, náo nhiệt đến vậy. Trên tầng, bọn trẻ đang vui đùa, thì dưới gầm cầu thang, bọn thằng Tài cũng lớn tiếng nói chuyện.

   Chúng không lo nói to, sẽ bị  người ta phát hiện nữa, vì người ta đã biết sự có mặt của chúng ở đây. “họ rất tốt bụng”  - Chúng nghĩ vậy, không chỉ họ không tống chúng ra khỏi đó, mà họ còn thắp một bóng đèn dưới đó, tiện cho sinh hoạt của chúng vào mỗi tối. càng nghĩ, chúng lại càng thấy hạnh phúc, khi chúng được người ta quan tâm đến thế.

   Mấy hôm nay, chúng còn được hòa vào một niềm vui, mà chúng chưa từng mơ ước. Chúng không phải đóng tiền, không phải đến trường, hay đi bất kỳ chỗ nào, vậy mà chúng vẫn được học chữ, chúng sướng và tỏ ra rất hứng thú.

  Thời gian chúng được học không đều đặn. Thế nhưng, chúng luôn tỏ ra chúng là những học sinh ngoan. Lúc rảnh rỗi, chúng vẫn mở vở,( những quyển vở, mà bọn trẻ trong khu trung cư tặng cho chúng) để luyện viết. Nếu không, chúng cũng đem ra những quyển sách, học đánh vần.

     ….Chúng vẫn đi kiếm sống. Hôm nay chúng cũng không ngoại lệ. Chúng đã chuyển địa điểm ngồi tới năm lần, vậy mà cũng không có ai cho chúng lấy một đồng. Chúng biết không thể trông mong vào người qua đường, nên chúng tỏ ra rất chăm chú vào những quyển sách mang theo. Vì vậy, chúng chẳng bận tâm gì tới những thứ xung quanh.

Từ xa, một chiếc xe đạp phóng đến, đỗ lại trước mặt chúng. Chúng giật mình, nhưng không để ý. Người trên xe, bỏ tiền vào ống của chúng, nhưng không bỏ đi. Cái Hạnh thấy lạ, được một lúc, người cho tiền vẫn đứng đó. Lúc bấy giờ cái Hạnh mới lên tiếng:

-         Bỏ tiền xong rồi thì đi đi!

Người cho tiền đáp lại:

-         Cũng định đi, nhưng chưa biết mặt, kéo quyển sách xuống đi!

Thằng Tài gắt:

-         Người cao sang. Phải chú ý đến những người cao sang, bận tâm đến bọn ăn mày để làm gì.

Cái giọng quen thuộc lại vang lên:

-         Vậy sao? Không nhìn tôi thì nhìn xem trong ống có cái gì.

Bọn thằng Tài trố mắt nhìn vào trong ống, tay vẫn che quyển sách trên mặt. Ba đứa sốc. Số tiền trong ống quá lớn, chúng bỏ sách xuống chưa kịp rối rít, thì lại…sốc. Là cái Thảo. Chúng trố mắt lên nhìn, miệng há hốc. Cái Thảo cười hỏi:

-         Mấy người dạo này lạ quá!

Thằng Khang cười:

-         Lạ gì?
-         Thì đấy..quyển sách đó…đọc chăm chú quá! Mà mấy người biết chữ bao giờ vậy?

Cái Hạnh gượng cười:

-         Chuyện dài lắm. Đỗ xe vào đây đã!
Cái Thảo gạt chân chống, rồi ngồi vào lề đường. Nó nhanh nhảu hỏi tiếp:

-         Ờ, sao chỉ có ba người. Hiếu đâu?

Nhắc đến Hiếu mặt mày chúng ủ rũ, chúng buồn. Cái Thảo lại nhanh nhảu:

-         Sao không nói gì vậy? À, chắc nó lại bắng nhắng, chạy đi đâu rồi phải không?

Thằng Tài lúng túng.

Ờ …ờ…đúng rồi. Nó vừa đi đâu đấy mà!

Cái Thảo xua tay:

-         Mấy người nói dối. Nhìn mặt mấy người là tôi biết rồi. Có chuyện gì phải không?

Cái Hạnh chối:

-         Đâu có…nó chạy đi đâu mà!

Cái Hạnh vừa dứt lời. Cái Thảo buồn bã:

-         Nhìn mấy người là tôi biết mấy người nói dối rồi! Không nói. Tôi về đây!

Thằng Khang xua tay:

-         Ấy…ấy…đừng…vội…gì…chứ…

 Chúng bắt đầu kể lại mọi chuyện diễn ra ngày hôm ấy. Bọn thằng Tài như sắp khóc, còn cái Thảo cũng rơm rớm. Chúng thẫn thờ được một lúc, thì cái Hạnh vội nói:

-         Thôi, chuyển sang vấn đề khác đi, mà sao Thảo cho bọn tớ nhiều vậy!

Vừa nói cái Hạnh vừa móc trong ống ra tờ một trăm nghìn. Nó rúi vào trong tay cái Thảo rồi nói:

-         Cầm lấy đi, bọn Hạnh không nhận đâu. Dạo này, người ta tốt, toàn cho bọn Hạnh đồ ăn thôi.

Cái Thảo gạt tay, dúi lại tờ một trăm nghìn vào tay cái Hạnh, nó gượng cười rồi nói:

-         Đừng từ chối, không Thảo biết ăn nói thế nào với mẹ!

Bọn thằng Tài rơm rớm. Thằng Khang nhỏ nhẹ:

-         Vậy Thảo chuyển lời tới bác. Cho bọn tớ cảm ơn nhé!

Cái Thảo vui vẻ:

-         Không có gì. Mà sao lại khóc nhỉ? Vui lên nào, có mấy khi được gặp nhau như thế này đâu?

Chúng cùng cười. Chúng rôm rả bàn tán chuyện. Bọn thằng Tài vui vẻ khoe được học chữ, cái Thảo động viên chúc mừng… chúng nói chuyện rộn vang cả góc phố…


Vậy là một ngày lại qua.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét