Chương 1: Mười đứa trẻ lang thang
Bà Chín – một phụ nữ
độc thân , bà sống trong một xóm nghèo mọc giữa thành phố. Căn nhà
cấp bốn của bà được chia ra làm hai phần. Một phần để cái giường
nhỏ ,và một cái tủ kính bày vài thứ đồ lặt vặt ,bà mua về để
bán cho mọi người trong xóm. Nửa còn lại được ngăn bởi một tấm vách
và trong đó chia ra làm hai phòng nhỏ, một phòng là nhà bếp,phòng
còn lại là nhà tắm.
…Xóm nghèo nơi bà Chín ở gần hai chục hộ. Những
dãy nhà mọc lên sát nhau(5,6 hộ một dãy ),nhưng chỉ có một con đường
tầm mười mét chạy thẳng ra đường lớn. Ở đầu con đường dẫn vào xóm
nghèo là hai căn nhà cao tầng mọc lên cách nhau 2-3 m.
***
Hôm nay là một ngày đẹp trời. Trên cao, những áng
mây cứ nô đùa vơ vẩn cùng gió, bay lượn từ chỗ này sang chỗ khác.
Còn bà Chín , bà không có thời gian để “chơi”. Bà đang vội vàng đạp
xe trên phố để ra chợ mua thức ăn. Bà nghĩ trong đầu “ làm sao để chi
tiêu cho tiết kiệm”, chứ mấy ngày qua bà tiêu hơi nhiều! Ấy vậy, mà
bà Chín chẳng để ý đến những thứ xung quanh.
Kít!
Tiêng phanh xe vang lên, bà
Chín dừng lại bất ngờ và hoảng sợ, bà không may đâm phải một thằng
bé đanhs giầy, nhìn khuôn mặt lấm lem nhăn nhó và cái mồm rên rỉ,
thì ai cũng biết nó đau đớn
nhường. Bà Chín xuống xe dắt nó vào lề đường, dựng nó lên và chạy
ra đỡ thằng bé đánh giầy đứng dậy. Bà tỏ vẻ quan tâm và ân cần:
-
Cháu làm sao
không?
Thằng bé nhăn mặt vì đau,
nhưng nó vẫn tỏ ra vui vẻ , nó đáp lại bà Chín:
-
Dạ! Cháu chỉ
hơi đau, nghỉ một lúc là hết thôi
Bà Chín lại ân cần hỏi:\
-
Cháu đi đánh
giầy à? Chắc nhà cháu nghèo lắm phải không? Mà cháu đau vậy , để ta
đưa về…xin bố mẹ cháu cho cháu nghỉ làm hôm nay.
Khuôn mặt thằng bé rầ rĩ
, nó đáp:
-
Cháu không có
nhà. Không có bố mẹ. Bà đừng lo cho cháu. Mà chắc bà đanh vội đi đâu
ạ. Thôi vậy bà cứ đi đi. Cháu tự lo cho mình được mà!
Bà Chín lắc đâu vẻ không
hài lòng:
- Không, ta không otheer bỏ
cháu với cái chân đau được . Dù gì ta cũng có một phần trách nhiệm.
Thế này nhé, ta sẽ đưa cháu về nhà ta, hôm nay ta sẽ
đưa cháu vê nhà và chăm
cháu.
Vừa nói bà Chín vừa đỡ
thằng bé dậy. Mặc kệ những câu nài nỉ của nó, bà vẫn bếch bó lên
xe, quành đầu xe và chở nó về nhà mình.
Quãng đường về như ngắn
lại, bởi câu chuyện rôm rả giữa thằng bé đánh giầy và bà Chín.
-
Cháu tên gì vậy?
-
Cháu tên
là…Bờm. – thằng bé ậm ừ đáp lại.
Bà Chín cười vui, rồi
nói với thằng bé:
-
Cái tên ngố
thật! Ai đặt cho cháu vậy?
Thằng bé cười rồi chẳng
nói gì. Nó lặng đi, nó đã nói dối. Bờm chỉ là cái tên nó tự nghĩ
ra để đáp lại bà Chín. Thực ra nó không có tên, nhưng nó biết rõ
mình bao nhiêu tuổi. Nó định khoe với bà Chín nhưng rồi lại thôi.
Bà Chín rẽ sang đường,
rẽ vào cái ngõ nhỏ của xóm nghèo, vì nhà bà ngay đầu ngõ nên chỉ
đi một đoạn là đến. Bà xuống xe kéo chân chống,rồi dựng nó lên
và thằng bé đánh giầy cuãng tự
lem xuống. Sau đó nó được bà Chín dẫn vào nhà và ngồi trên cái
giường.
Bà Chín dặn nó rồi
phóng xe ra chợ. Trưa hôm đó thằng bé ăn cơm ở nhà bà Chín. Nó tỏ ra
rất thích thú, dù bữa cơm không sang trọng, nó ăn như một tên háu
đói, ăn lấy ăn để như thể ai đó cướp phần của nó vậy. Bà Chín nhìn
nó cười rồi nói:
-
cháu ăn vội
thế! Ăn từ từ thôi kẻo nghẹn!
-
Dạ! Nhưng mấy
ngày rồi cháu chưa được ăn gì, hôm nay được bữa cơm ăn cho no.
Bà
Chín cười nhưng sau đó tỏ ra lo lắng:
-
Cháu nhịn đói
mấy ngàu rồi sao? Tội nghiệp cháu quá!
Thằng
bé tỏ ra không quan tâm tới những gì bà Chín nói. Nó chỉ biết ăn. Ăn
xong bữa trưa thằng bé định xin bà Chín đi, nhưng bà Cjhins vẫn giữ
nó lại, bà Chín bảo ngàu mai nó đi cũng chưa muộn, dù gì thì chân
nó vẫn chưa hết đau.
Trưa
hôm nay bà Chín không ngủ, cái giường của bà giành chỗ cho thằng bé
kia-dù nó nằm một mình vẫn rộng. Nó lăn ra ngủ, ngủ rất say, cứ như
thể nó chưa từng được ngủ.
Ttaamf
chiều khi nó thức giấc, câu đầu tiên nó nói vẫn là xin bà Chín được
đi,nhưng dường như bà không muốn “buông tha” cho nó, và bà cố giữ nó
hết ngày hôm nay… từ lúc có nó bà Chín vui vẻ hơn. Bà có người nói
chuyện, có người tâm sự, không giống như mấy ngày trước, người trong
xóm đi làm hết, bà buồn mà chẳng tìm được ai nói chuyện. Vậy nên
hôm nay có người bầu bạn với bà, bà giữ lại cũng đúng thôi!
Trời tối mờ mờ, rồi tối hẳn. Sau bữa cơm bà
Chín mắc màn đi ngủ, tối nay bà sẽ ngủ chung với nó, dù gì thì
cũng là buổi cuối cùng bà được ngủ với nó. Năm trên giường nhưng bà
Chín và thằng bé không sao chợp mắt được. Thế là bà lại quay ra hỏi
chuyện nó.
-Bờm… này, một ngày đánh giầy trên phố cháu
kiếm được bao nhiêu?
-Dạ… ít lắm!
Chi tiêu tiết kiệm thì vừa vặn trong một ngày. Nếu ngày nào có
nhiều khách, thì số tiền kiếm được có thể tiêu trong vài ngày!
Bà Chín vừa nghe, vừa thương, bà nhớ lại lúc
trưa nó nói, chắc mấy ngày liền nó không kiếm được tiền nên phải
nhịn đói, thể nào lúc trưa nó ăn như vậy. Bà Chín càng nghĩ lại
càng thương. Thằng bé đánh giầy mới nhỏ tuổi thế mà đã phải tự
kiếm sống nuôi thân. Bà hiểu vậy, vì hoàn cảnh của bà ngày trước
của bà cũng gần như thế. Bà Chín lại quay ra hỏi nó:
-Thế Bờm à, năm nay cháu mấy tuổi rồi?
-Dạ 10 tuổi ạ!
“ Ừ ! mười tuổi”- Bà Chín nói nhỏ,nhưng câu nói
của bà dường như thằng bá kia đã nghe loáng thoáng. Nó hỏi lại:
-Bà vừa bảo gì cháu đấy ạ! Cháu nghe không rõ.
Bà Chín cười rồi đánh
“yêu” vào người nó mắng:
-
thôi ngủ
đi…cháu…thật…là…!
Thằng bá nằm im, nó chớp mắt rồi
nhủ thiếp đi lúc nào không hay. Còn bà Chín, bà nhìn nó với ánh
mắt rầu rầu vẻ băn khoăn suy nghĩ: “có nên giữ nó ở lại nhà không”?
Dù gì có nó nhà mình cũng thêm vui mà; với lại đã giúp thì phải
giúp cho chót”! bà cứ suy ngĩ vẩn vơ trong đầu rồi thiếp đi ngủ lúc
nào không hay.
Xung quanh xóm nghèo bóng tối và
màn sương đã bao trùm, nhà nào cũng đã tắt đèn đi ngủ. Ngoài trời
sương rang lạnh lẽo, mọi thứ đã chìm sâu trong bóng tối…
Sáng hôm sau, mkhi mọi người đã
thức giấc, bà Chín và thằng bé cũng giật mình tỉnh dậy. Chẳng còn
câu nào khác, thằng bé vẫn xin bà Chín được đi, lần này bà đã đồng
ý nhưng trước khi nó đi bà có dặn: “nếu lúc nào có việc gì khó
khăn thì cứ đến tìm bà, bà sẽ giúp cháu”. Thằng bé gật đầu, cầm
cái hộp đánh giầy chạy đi. Bà Chín nhìn nó vẻ áy náy, nhưng rồi
bà cũng quên đi chuyện đó. Bà lại bắt tay vào việc nhà…
Thời gian chẳng bao giờ chờ đợi
ai, một ngày qua đi cũng nhanh thật. Bà Chín giờ đang ngồi một mình
ăn bữa tối, chỉ vài phút nữa bà sẽ chuẩn bị đi ngủ, bà không giống
như những hộ gia đình giàu có, họ ăn xong có thể đọc báo, xem ti vi
hay nói chuyện với nhau. Nhưng bà thì không, bà là một phụ nữ nghèo
và sống cô độc nên những thứ đó bà chẳng dám mơ tới.
Vài phút qua đi, bà Chín dắt màn
xong thì ánh điện trong nhà bà cũng tắt. Bà cố chợp mắt đẻ ngủ
nhưng không được. Bà cứ nghĩ vẩn vơ như một đúa con nít chán học,
tìm mọi lý do đẻ xin mẹ đi chơi.
Bà nằm trong giường trở mình liên tục, lúc quay sang tráu, kucs
quay sang phải…lúc lại cong người, lúc lại duỗi thẳng. Bà càng cố
nhắm mắt thì lại càng không ngủ được. Thế rồi bà mở mắt nhìn xung
quanh, nhưng không thấy gì, ngoài ánh sáng cửa hai bóng đèn quả nhót.
Tối tăm và những thứ mà ánh sáng đó chiếu tới được. Thế rồi, bà
lại thiếp đi, trong cơn mơ và nỗi buồn.
Một buổi bình minh bắt đầu, và
một ngày cũng qua đi như chớp mắt. Mọi chuyện của những ngày sau đó
vẫn diễn ra bình thường với bà Chín. Cho tới một hôm, thằng bé đánh
giầy hôm trước quay về tìm bà. Nhưng lần này nó không đi một mình,
mà còn dẫn theo sau mấy đứa nữa. Nhuinf mấy đứa trẻ này chắc ai
cũng đoán được, chúng là trẻ lang thang. Quần áo lôi tha, lếch thếch,
có đứa mặt mày còn lấm lem, tóc tai bù xù… nhìn mà gớm ghiếp.
Đi đến đầu ngõ, thằng bé đánh
giầy ra hiệu cho cả đám, đứng ngoài này chờ, nó chạy vào trước “xem
xét” tình hình. Đến nhà bà Chín. Thấy không có ai,nó gọi to:
-
Có…ai…ở…nhà
không…?
Bà Chín chạy vội từ dưới nhà lên,
bà cứ tưởng có người mua hàng, nhưng khi ra đến nơi , bà bất ngơ và
tỏ ra vui vẻ. Bà nhìn thấy thằng bé rồi hỏi:
-Bờm quay lại tìm bà à? Có việc gì
khó khăn phải không?
-Dạ…! Không chỉ liên quan đến cháu…mà…
Nó cứ ấp úng không dám nói, bà Chín
cười rồi hỏi:
- Mà…cái…gì? Cháu cứ
nói ra đi,nếu giúp được ta sẽ giúp.
Nó reo lên vui mừng:
-Bà đồng ý rồi ạ! Cháu nói đây…!
Bà Chín cau mày, lườm nó mắng:
-Cha bố mày…nói đi…cứ ngập ngừng mãi
là sao?
Thằng bé thẳng thắn kể ra. Mặt nó vui
vẻ va hớn hở nỡ vẫn reo lên và hy vọng bà Chín đồng ý. Nhưng bà
Chín lại đứng nhìn nó, tỏ ra bối rối. Bà nghĩ trong đầu, định đồng
ý, nhưng xem lại hoàn cảnh bà lúc này, đang rất khó khăn. Giúp mình
nó thì có thể được,đằng này, nó bảo thêm sáu đứa nữa…bà phải
tính sao? Bà suy nghĩ, thằng bé túm lấy áo bà nài nỉ:
- bà…bà…trả…lời…cháu…đi!...
- Được! Thế mấy đứa bạn của cháu đâu?
Nghe vậy, nó reo lên, vỗ tay và kêu:
-Vào…đi…mấy…người…được…rồi…đấy!
Nhìn sáu đứa kia tiến vào, bà đều
thương, đều muốn giúp, nhưng mình bà giúp sao nổi. Lúc này bà mới
nghĩ đến câu trả lời cuả mình vừa nãy. Bà tự hỏi: “tại sao bà lại
đồng ý”. Nhưng dù sao thì bà cũng đồng ý với nó rồi!
Sáu đứa kia tiến vào sát bà, đứa nào
cũng rối rít cám ơn. Còn bà, bà đứng nhìn chúng, nghe chúng
nói…và…cố gawnmgs không làm chúng thất vọng. Bà Chín bảo bảy đứa
vào nhà, chúng ngồi lên giường và ngắm nhìn xung quanh, thằng bé
đánh giầy nói:
- Bà ơi, nhà bà có một cái giường,
vậy tối nay chúng cháu sẽ nhủ ở đâu? Chúng cháu có tới bảy người
mà!
Bà Chín gượng cười nói:
- Đừng lo, ta sẽ có cách!
Bà bảo vhungs ngồi chờ, còn bà chạy
sang nhà hàng xóm may sao trong xóm hôm nay,có mấy người được nghỉ
làm, nên bà kể cho họ nghe. Mới đầu họ cũng rất thông cảm với bà,
họ định cho mấy đứa trẻ ở chung với họ. Nhưng khổ nỗi, nhà nào
trong xóm cũng chặt hẹp, nhà nào trong xóm cũng chặt hẹp , nên chẳng
có chỗ cho bọn trẻ ngủ.
Bà Chín buồn lắm, bà đã
đồng ý với bọn chúng rồi, không lẽ giờ bà lại đuổi chúng ra khỏi
nhà quát:”Ta không giúp được”. Bà tính toán trong đầu, cái giường
của bà cũng đủ cho ba đứa ngủ, nhưng còn bốn đứa kia và cả bà nữa,
sẽ ngủ ở đâu đây? Nhà bà không có một khoảng trống nào cả!
Bà chào mọi người ra về.
Nhưng bước được mấy bước, thì có tiếng gội. Bà Chín giật mình quay
lại hỏi.
- Mấy người gọi tôi à?
Một người đàn ông lên
tiếng.:
-
Tôi rất thông
cảm với bà khi đã đồng ý với lũ trẻ. Chúng ta là ngươi lớn thì
nói phải giữ lời…nên tôi nghĩ thế này.
Tôi nghĩ chúng ta sẽ dựng
cho lũ trẻ một căn lều ở khoongar đất trống ở phía cuối dãy nhà
kia. Dẫu sao mảnh đất đó cũng để trống, chúng ta sẽ dựng lều cho
chúng.
Bà Chín không biết mình
có nghe nhầm không nữa. Bà vui vì họ đã giúp đỡ. Thậm chí kế hoạch
họ đưa ra còn nghe rất hay. Dựng một căn lều cho bảy đứa trẻ, chúng
sẽ không phải ở nhờ nhà ai trong xóm. Bà Chín suy nghĩ rồi nói:
-
Vậy chúng ta,
nahf ai có đồ đạc gì không dùng nữa thì mang ra tích góp, dựng lều
cho lũ trẻ.
Mấy người trong xóm nhỏ
xôn xao, họ nhanh nhảu.
-
Nhà tôi có mấy
tấm ván, mang ra giúp được việc gì hay việc đó.
-
Nhà tôi cũng
có và cây tre!
Mọi người trong xóm xôn
xao, rồi về nhà lấy ra những họ vừa nói. Họ sẽ khuyên góp dựng lều
cho lũ trẻ. Còn bà Chín vui vẻ chạy về nhà báo cho lũ trẻ hay.
Chúng reo lên vui mừng, rồi chào bà Chín đi kiếm sống. Chúng nói
chúng sẽ quay về khi trời tối.
Mọi người bắt tay vào
việc. Mỗi người làm một tí, ai cũng tỏ ra vui vẻ và háo hức. Họ còn
cảm thấy hạnh phúc khi giúp được những trẻ em lang thang.
Trong khi dựng căn lều,
nhứng vật liệu còn thiếu nguwoif trong xóm nghèo góp tiền để mua. Họ
không tiếc tiền vì họ đang làm việc có ích. Chính họ cũng là những
người có hoàn cảnh khó khăn, nên họ hiểu hoàn cảnh của những đứa
trẻ kia. Hôm nay họ giúp chúng, họ mong một ngày kia cũng có người
cảm thông, giúp đỡ họ – thoát lhoir cuộc sống nghèo đói gian khổ.
Căn lều được dựng lên nhờ
tấm lòng, tình thương. Căn lều được dựng lên khi họ thấu hiểu và
giúp đỡ người khác. Ngoài ra họ dựng căn lều lên còn vì người hàng
xóm tốt bụng của họ – đó là bà Chín.
Căn lều không rộng lắm.
Nhưng nó đử để chứa mười năm đứa trẻ. Căn lều còn được ngăn ra làm
hai, trên tấm vách còn có một ô
cửa để lũ trẻ có thể nói chuyện với nhau. Đầu và cuối căn
lều còn thừa ra một khoảng trống, cho lũ trẻ có thể chạy nhảy nô
đùa.
Hai năm trôi qua. Căn lều vẫn đứng đó.
Sống trong đó không phải là bảy đứa trẻ mà là mười. Chúng sống với
nhau rất hạnh phúc, dẫu mỗi đứa một nghề, một hoàn cảnh. Chúng
được bà Chín quan tâm, thậm chí bà còn coi chúng như những đứa
con…gọi chúng bằng những cái tên đầy yêu thương, mà đứa nào cũng
thích.
Bà Chín quả là một
người phụ nữ tốt bụng. Có lẽ, người hiểu rõ nhất điều này có lẽ
là mười đứa trẻ. Chúng đang thầm cảm ơn bà với những gì bà dành
cho chúng – dành cho những cái tên đầy đáng yêu.
LÍ LỊCH MƯỜI ĐỨA TRẺ
HIẾU – 12 tuổi, dáng
thấp, hơi béo. Mặt tròn trịa tóc cắt cua, có cặp mắt to, lông mày
hơi đậm, sống mũi cao, môi dầy.
Hoàn cảnh: Lạc mất gia
đình.
Nghề nghiệp: Đánh giầy.
Ưowc mơ: Tìm laị được bố
mẹ. Được đi học, và trở thành một kĩ sư.
Thảo- Dáng người cao,
nhưng hơi gầy, tóc dài ngang vai. Thích bện san. Mặt dài, lông mày
cong, sống mũi cao, môi dầy.
Hoàn cảnh: lạc mất gia
đình từ khi còn nhỏ
Nghề nghiệp: Bán sách
rong trên phố.
ƯỚC mơ: Tìm được gia đình
và trở thành cô giáo.
Mến – 13 tuổi. Thấp,
người nhỏ bé, tóc dài. Khuôn mặt tròn, lông mày rậm. Đặc biệt phía
trái miệng có một nốt ruồi.
Hoàn cảnh: lạc mất gia
đình
Ước mơ tìm thấy gia đình
và trở thành bác sĩ.
Thương – 14 tuổi. Vóc dáng
cao, gầy, tóc dài mặt trái xoan, lông mày cong, mắt nhỏ, sống mũi cao
môi dày.
Hoàn cảnh: bố mẹ mất
sớm.
Nghề
nghiệp: bưng bê trong một quán bán cơm bình dân.
Ước
mơ: trở thành một họa sĩ
Hạnh
– 14 tuổi. Vóc dáng cao hơi gầy, khuôn mặt trái xoan, tóc xõa gnang
vai, lông mày cong mắt nhỏ.
Hoàn
cảnh: Lạc mất gia đình, được một gia đình nhận về nuôi, nhưng đối xử
tệ bạc nên bỏ đi.
Nghề
nghiệp: bán bánh mì cho một cửa
hàng.
Ước
mơ: tìm được gia đình và trở thành một cô giáo.
Phúc
– 16 tuổi. Dáng cao to, tóc cắt cua, mắt nhỏ lông mày rậm, mắt nhỏ
môi dầy.
Hoàn
cảnh: không rõ.
Nghề
nghiệp: bốc vác nhẹ.
Ước
mơ: trở thành giám đốc của một công ti lớn.
An
– 14 tuổi. Dáng người cao, hơi gầy, tóc cắt ngắn như con trai, mặt
dài, lông mày nhỏ, mắt nhỏ, sông mũi cao, môi dày.
Hoàn
cảnh: còn gia đình. Nhưng trí nhớ
bị tổn thương, nên hkoong nhớ gì.
Nghề
nghiệp: bán vé số.
Ước
mơ: trở thành người mẫu.
Khang-
14 tuổi. Hơi cao, khuôn mặt daÌ, lông mày rậm, mắt to sông mũi cao, môi
mỏng, ngoài ra còn đeo thêm một cặp kính.
Hoàn
cảnh: bố mất sớm, mẹ thì không rõ còn sông hay đã chết.
Nghề
nghiệp: bán vé số.
Ước
mơ: làm người mẫu.
Phát
và Tài – 15 tuổi. Hai đứa có chiều cao hơi thaaspm người nhỏ.
Hoàn
cảnh: cùng quê, bố mẹ mất sớm.
Nghề
nghiệp: làm tên chạy rong mời khách.
Ước
mơ: vì là bạn thân nên đều mơ ước được học ngành mỏ.
Mười
đứa trẻ, mười cai tên ý nghĩa. Chúng đều có ước mơ cho riêng mình,
và chúng hi vọng một ngày không xa những ước mơ đó sẽ trở thành
hiền thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét