Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

NHỮNG GIẤC MƠ HÈ PHỐ (chương 2)

CHƯƠNG 2: NGÀY KIẾM SỐNG

      Một ngày lại qua đi. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc bọn trẻ đang ngon giấc, vì chúng đã có một ngày kiếm sống mệt nhoài, giờ là lúc chúng phải nghỉ ngơi.
      Ánh điện trong căn lều tắt hẳn. Nó được tắt bởi một bàn tay tốt bụng, đó là bà Chín… nếu không có bà mười đứa trẻ đã không có tình thương, đã không có miếng ăn mỗi lúc không kiếm được tiền… cùng với nó là sự giúp đỡ của những người trong xóm nghèo. Nếu không có họ thì căn lều đó đã không được dựng lên, và mười đứa trẻ đã không có chỗ ngủ trong những đêm qua. Chúng như những vật thể bé bỏng, nếu không có sự giúp đỡ đó, thì bây giờ không biết cuộc sống của chúng đang ra sao? Đang thế nào?
      Càng về đêm, ngoài trời càng lạnh, sương rơi ướt cả bụi cỏ ven đường. Ngoài đường những ánh điện đang sáng, ánh sáng xuyên qua lỗ thủng trên căn lều rọi vào trong. Kìa! Bọn trẻ đang co ro, chắc vì lạnh…
      Kể về hoàn cảnh của mỗi đứa thì mỗi khác. Đứa lạc gia đình, đứa thì mất bố mẹ từ sớm. Mỗi số phận là một hoàn cảnh, dù giống hay khác nhau, nay chúng lại cùng sống trong một gia đình toàn trẻ mồ côi nhưng ấm áp.

   Nhắc đén bà Chín, thì không đứa nào trong bọn chúng là không yêu mến. Bà như người mẹ của vhungs vậy, ngoài tình yêu thương, đùm bọc, bà còn tự mình đặt cho chúng những cái tên đầy ý nghĩa mà đứa nào cũng thích, cũng yêu!

      Dù sông không nhà cửa ổn định, nhưng chúng lại là những cuộc đời nhiều ước mơ… đứa thì ước mai sau được làm cô giáo, đứa lại mong được làm bác sĩ, làm kĩ sư. Nhưng tất cả bọn chúng đều chẳng hi vọng vào những thứ đó nhiều, vì chúng là những đứa trẻ lang thang, đói nghèo…không tri thức.

      Ngay như cái Thảo, nó được một cửa hàng thuê bán sách rong. Nhưng vì nó không biết vhuwx nên nó chẳng biết đọc tên bìa sách đẻ giới thiệu cho khách, vì thế nó phải nghe bà chủ dặn dò tên từng cuốn sách, rồi nó phải nhét vào đầu, bằng cách học vẹt.

      Có khi giới thiệu quyển sách này, nó lại đưa cho khách quyển sách khác. Mỗi lần như vậy nó đều cho khách một tràng cười, có người trêu nó ngây thơ, có người lại nói nó ngốc nghếch, nhưng đáng yêu, nhưng cũng có người độc miệng nói nó ngu xuẩn, dốt nát, và câu nói đó làm cho trái tim nó bị tổn thương.

      Màn đêm lạnh lẽo trôi qua, giờ này mấy đứa trẻ cũng đã tỉnh giấc, chúng chói mắt bởi ánh nắng xuyên qua lỗ thủng trên mái căn lều rọi vào mặt chúng. Đứa thức dậy thì vội vàng đi ngay cho kịp giờ làm. Đứa thức dậy lại ngồi chờ bà Chín cho cái bánh mì, hay bát cơm nguội rang, nhưng ăn xong cũng vội bước đi kiếm sống.

                                                   ***

       Trên đường, tiếng rao của cái Thảo đủ để mọi người nghe thấy, nhưng chẳng ai gọi để mua cho nó một quyển sách, cứ bước lững thững, nó buồn quá nên ngồi vào cái ghế ven đường, đặt chỗ sách xuống, nó vươn vai thở dài.

       Cầm lên một cuốn sách, nó thấy ngồ ngộ vì in trên đó là hình ảnh của chú bé tóc xoăn, nó đoán đây là sách dành cho tuổi của nó. Nó lật từng trang của cuốn sách nhưng rồi lại gấp vào. Trong đầu nó hiện lên suy nghĩ: “mình có biết đọc đâu sao lai giở ra nhỉ?” Thế rồi nó để cuốn sách vào chỗ cũ và thong thả ngắm trời, nhìn mây.

-         Này…nhóc…!... ở đây có cuốn…
Nó giật mình nhìn ra và đáp:
-         Dạ! Chú cần tìm cuốn gì vậy?
Vị khách tỏ vẻ khó tính. Thấy Thảo nói vậy ông ta búng tay rồi nói:
-         thôi tự tao tìm, mày bỏ đống sách kia ra đây.
Cái Thảo đặt kệ sách lên đùi, người đàn ông mua sách lật hết cuốn này đến cuốn khác, nhưng hình như ông ta chẳng tìm thấy. Ông ta cáu gắt mắng:

-chắc chỗ mày không có, thôi tao đi chỗ khác!
Cái Thảo tỏ vẻ tiếc nuối, nó cố giữ.
-Chắc chú không để ý, hay chú nói với cháu, cháu thử tìm xem sao!
     
      Ông ta lại cáu gắt rồi đọc tên cuốn sách ra. Cái Thảo nghểnh mặt, dắm tịt hai mắt, nó cố trầm ngâm suy nghĩ. Ông khách thấy lạ, nhưng ngoài vẻ mặt cau có ông ta không còn vẻ mặt nào khác để nhìn Thảo. Ông ta quát:

     -Mày tìm sách kiểu gì đấy? Đống sách trước mặt sao lại hếch mắt lên trời, mất thời gian quá!

  Cái Thảo ngây ngô:

-Thì bà chủ dặn cháu tên từng cuốn sách, giờ cháu nhớ lại xem có cuốn đó không? Chú…đợi…cháu…một…

Cái Thảo chưa nói hết câu ông khách đã tỏ vẻ khó chịu. Ông ta mắng xa xả vào mặt cái Thảo rồi bỏ đi.
    -Con bé điên! Con bé dở! Mày…tìm…sách…kiểu…đấy…à!
      Lần này cái Thảo không cố giữ lại, và nó cũng không trách thái độ của ông khách dành cho nó. Nó đứng dậy bê theo kệ sách nhỏ, bước đi trên vỉa hè của một con phố mà nó không biết tên, vừa đi nó vừa giao lớn:

  -Ai…mua…sách…không?
  -Ai…mua…sách…nào?

   Xa xa có cánh tay vẫy gọi nó. Nó háo hức bước thật nhanh về chỗ đó. Tiếng gọi và cái vẫy tay ngày càng gần. Người phụ nữ đang nở một nụ cười, cùng một ánh mắt trìu mến nhìn nó. Tiếng gọi lại vanmg lên:

-         Nhỏ bán sách! Nhỏ bán sách!
Nó vẫn nhanh bước, vừa đi vừa đáp:
-Dạ…con…tới…ngay! Cô đợi con!
-…

                                                         ***

    Vừa đi thằng Hiếu vừa buồn rầu:
-Chán…chả…muốn…chết! Từ sáng tới giờ chẳng kiếm được ai đánh giầy.
   Hiếu, nó vẫn đi thong thả trên đường, vừa đi nó vừa hát một bài ca không tên tuổi, có lẽ bài hát đó do nó tự nghĩ ra: “cuộc đời sao nhiều khó khăn, nhiều gian nan. Nhưng tôi vẫn tiến bước, bước đi trên con đường…”

-Này thằng nhóc, lại đây!
-Chú gọi cháu ạ!
-Ừ nhanh lên!
  Hiếu chạy đến, đó là một quán ăn ven đường. Thấy nồi nước dùng bốc khói nghìn nghịt và bay ra tư đó một mùi thơm, làm nó thèm thuồng, nó liếm mép, nó lơ đãng. Nhưng nó giật mình bởi tiếng gọi của người đàn ông. Nó quay ra hỏi:
 -Thế…chú…cần…gì…ạ!
 -Đánh cho tao đôi giầy, nhanh lên. Tao ăn xong là mày phải làm xong.
 -Dạ!

   Lau bên trái, lau bên phải, lúc lại lấy xi cọ lên đôi giầy, trong phút chốc,chiếc giầy đã bóng nhoáng. Hiếu làm nốt chiếc giầy còn lại, và nó cũng hoàn thành một cách nhanh chóng. Nó thưa:
 -Dạ thưa chú, con làm xong rồi! Chú cho con xin tiền để con đi!

    Ông khách nhìn xuống đôi giầy vẻ bằng lòng. Ông ta sọc chân vào rồi móc ví lấy tờ hai mươi nghìn ra trả. Nó nhìn ông khách vẻ kỳ lạ. Kjoong biết trên mặt ông ta có cái gì lạ mà nó nhìn ghê vậy. Nó quay ra, rồi quay vào khi nghe tiếng gọi:

-         tiền đưa rồi… sao không đi!
-         Dạ ! còn thừa tiền…cháu…lại…
-         À…cho may luôn, vài nghìn thôi mà.
    Nó đứng dậy chậy thật nhanh. Nó sợ ông khách đổi ý đòi lại số tiền. Được một quãng, nó dừng lại, đi thong thả. Nó bất chợt nhận ra có một đám trẻ. “hình như…” “hình như…” “À!” nó giật mình nhớ ra đám trẻ này đã dọa đánh nó hôm trước. Lảng vảng nó quay đầu chạy. Dường như,bon trẻ kia đã phát hiện ra nó, chúng đuổi theo quyết liệt, vừa đuổi vừa hô hào:
     
    -chạy nhanh,bắt lấy thằng oắt.
    -nhanh, bắt lấy thằng tranh việc.
   Hiếu chạy hết sức lực, nó cố chạy thật nhanh đẻ thoát khỏi bọn trẻ kia. Nhưng cái bụng đang “biểu tình” không ủng hộ nó.
  -“Không”!
   
    Nó hét lên khi nghoảnh mặt lại nó thấy cái xe máy đang chạy gần nó. Biết ý, người lái xe tránh vội và đáp trả:
  -Nhóc con! Ai… cho mày chạy dưới lòng đường!

      Nó không để ý đến câu nói đó, nó vẫn cố chạy, nhưng vận may đã không đến với nó, nó vấp phải hòn gạch nằm “chỗng chệ” trên đường. Ngã khụy xuống, nó xít xoa, định đứng dậy chạy tiếp…nhưng không kịp nữa rồi… quanh nó, đám trẻ kia đã vây kín. Kéo nó đứng dậy, một thằng quát lớn:

   -Đi theo tao! Tao sẽ cho mày biết tay. Chạy à!
Thăng Hiếu run rẩy hét:
  -Cứu ! có…n…g…ừ…ơ…i…

Ngay lập tức nó bị một thằng bịt mồm. Mọi người xung quanh quay ra nhưng họ tưởng chúng nô đùa nên không để ý. Đưa Hiếu đi được một quãng, chúng rẽ vào một cái nhõ nhỏ, vắng lặng. Một thằng cao, gầy. Da đen xì,tóc bù xù, mắt  trợn lên, nó quát:

-         chạy đi con! Giờ thì chạy đi!

Hiếu biết mình đã đường cùng nên nó cũng cố gắng chống cự, nhưng nó vẫn vênh mặt hỏi:
-Làm sao bọn mày bắt tao?

 Một thằng khác, ăn mặc cũng lôi thôi không kém thằng vừa nãy, nó nói:

-Làm sao à? Mày không nghe bọn tao cảnh báo trước hả, thằng oắt.

Hiếu vênh mặt đáp trả:

-cảnh báo gì, tao không biết?
Một thằng khác lại chen ngang:

-Này bọn mày, nó không biết kìa! Cả đám mình “nhảy vào” cho nó biết…thế…nào…là…lễ độ…!

Mấy đứa kia vứt đồ sang một bên, nhảy vào đánh thằng Hiếu. Được một trận đánh tơi bời, mặt mày Hiếu thâm tím, người nó đau nhói. Nó đứng dậy mà cũng không đứng nổi. Nó ngồi in một lúc, nghĩ vẩn vơ. Nó chửi thầm bọn kia trong đầu: “đúng là một lũ chó chết, một lũ điên”.

     Nhưng suy nghĩ lãng đãng dần trôi đi trong đầu nó. Nó cố gượng mình đứng dậy, rồi tập tễnh bước đi trên con đường trở về căn lều trong xóm nghèo… chưa bao giờ con đường về nhà lại dài với nó đến vậy. Nó thầm ước: “giá như lúc này có một cái xe máy trở nó về xóm nghèo” hay “ giá như lúc này nó không bị đau tê tái thế này…” thì đường trở về căn lều đâu khó khăn với nó đến vậy.

      Những bước tập tễnh nhìn mà tội, những vết bầm tím trên cơ thể ngày càng đau khi nó cứ dứt hoài trên mỗi bước chân của Hiếu. “Ôi! Con đường về nhà sao…” nó quên đi nỗi đau trên cơ thể, dường như khi quên đi nó cũng bớt đau nhiều.

      Hai bên đường hàng cây vẫn đung đưa trong nắng, trong gió. Lũ chim kéo về cũng đông hơn, chúng hót líu lo vang trời, chúng thật vô tư và yêu đời. Trong đầu Hiếu lại nảy lên những ý nghĩ: nó ước được làm chim để được bay lượn, được tự do, nó chán cái cảnh sống khổ sở thế này lắm rồi! Cuộc sông như gắn chặt nó với nhục nhã: có đi đánh giầy mà cũng không yên.

       “Kia rồi! Thằng Hiếu thốt lên vẻ vui sướng. Nó nhận ra con ngõ rẽ vào căn lều mà nơi nó sống, về đó nó thật hạnh phúc. Nó lại thầm ước: “giúa mà ngày nào cũng được ở nhà, không phải đi kiếm sống mà vẫn có cơm ăn, có áo mặc thì thật thích”.

      Đi đến đầu ngõ, một dáng người thân quen chày ra từ căn nhà cấp bốn, vừa chạy vừa hớt hải:
   -Hiếu, con làm sao vậy? Ai đánh con vậy?
   -Dạ, không có gì!
   -Kông có gì là sao? Trông con kìa, thật tội nghiệp!
   -Dạ, bà đừng lo cho con!
   Bà Chín tức giận mắng yêu nó:
 -“cha bố anh”, đứa nào đánh con ra nông nỗi này, bảo ta, ta đánh chết nó.
   Bà Chín ôm nó vào lòng, nhưng lại buông nó ra, bà quên là phải dìu nó vào căn lều. Hình như bà đang…Không, nói đúng hơn là bà Chín đang khóc, mắt bà đỏ hoe, giọt nước mắt lăn trên đôi má gầy gò, nhăn nheo. Bà lại lẩm bẳm trong miệng xót thương: “ta mà biết đứa nào đánh con, ta cho chúng một trận.”

       Bà Chín vẫn không kiềm được xúc động, bà ôm Hiếu vào lòng khóc. Thằng Hiếu cũng rơm rớm. Nó thấy mình được yêu thương, được trở che. Tình yêu lớn lao ấy đang truyền từ bà Chín sang nó, bà thật tốt, thật nhân hậu, bà đã rơi nước mắt với một đứa cháu…không máu mủ, ruột thịt.

                                                      ***

Cái Mến giờ này đang ra ra, vào vào trong một quán phở trên phố. Công việc của nó cũng bận rộn quá: bưng bê rồi lại rửa bát, khách ra vào cứ đông nghịt.

     Ngoài cửa vọng vào một tiếng gọi bằng cái giọng chua chát, cáu gắt:
   -Mến! Giấn lên! Ra đay bưng cho tao bát bún bò vào khách bàn 6… bún cá cho khách bàn 2…bát mì cá cho khách bàn 7…

   Cái Mến nhanh nhẹn, hoạy bát, chạy như phi ra ngoài cửa, vueaf chạy vừa nói:
  -Dạ, con ra ngay!
    Trong quán người ra vào vẫn cứ đông. Đúng là sáng chủ nhạt có khác, vì là ngày nghỉ nên ai cũng có thời gian đi ăn, nên quán mới đông vậy. Chứ ngày thường có khách nhưng ít thôi, vì họ còn bận trăm công nghìn việc, thời gian đâu mà ngồi quán xá ăn uống.

    Từ trong nhà vọng ra một tiếng nam giới, giọng ồm ồm, vẻ không vui:

  -Bà chủ ơi…thanh toán!
Giọng của bà chủ quán lại “ngọt xớt”, không vhua chát như lúc gọi cái Mến:
 -Dạ! Thượng khách dùng gì ạ, có rượu không?
Ông khách gắt:
 -Không! Mà tai bà có vấn đè à…tôi gọi mì cua sao bà lại mang mì cá vào?

   Bà ta lại gắt lên, nhưng không phải mắng ông khách mà là mắng cái Mến:
-Con kia, làm ăn kiểu gì, bê nhầm cho khách rồi.
Cái mến nói từ trong nhà vọng ra:
-         bà dặn con bê mì cá cho khách bàn 7, con bưng đúng mà!
Bà chủ quán lại mềm giọng thay đổi: “ta…nhầm”. Sau đó bà ta quay vào nói với ông khách:
-Xin lỗi thượng đế, mong thượng đế thứ lỗi!
-Thôi bà thanh toán đi! Dài dòng quá!- ông khách gắt lên.
  Bà chủ quán lại tươi như hoa, bà ta nhận tiền xong lại đổi giọng chua chát:
-         Mến bưng cho tao bát này vào bàn 1, bát này vào bàn 8, bát…này…bàn…9
Khách cũng thưa dần, tiếng lao xao cũng bớt đi. Nhưng trong quán dường như vẫn không có phút giây yên tĩnh. Hết người này lại đến người kia…thay nhau mà nói!!

   Vị khách bàn số 9 lại giục. Cái Mến vội vàng bưng bát mì ra…tiếng hoảng hốt vang lên, tiếng vỡ cái bát cũng lẻng xẻng trên sàn nhà. Bát mì cua vị khách bàn 9 đã vỡ. Cái Mến thì đang nằm dài trên sàn vẻ đau đớn. Nó đã không may vấp phải cái chân bàn thò ra…ngã rồi…biết làm sao đây? Cái giọng chua chát lại vang lên, lần này có vẻ khác mọi lần:

   -con ăn hại, bưng bê thế à!
Cái Mến tỏ ra hoảng sợ. Nó đứng dậy lí nhí trong mồm:
  -Dạ,con…xin…lỗi!
  -Mày lúc nào cũng…có giỏi gắn và làm lại bát mì khác cho khách đi!
  Vừa nói bà ta vừa tát vào mặt Mến. Nó chỉ biết đứng nhìn và khóc thút thít. Mặc kệ sự chú ý của mọi người, bà ta vẫn mắng Mến xa xả.
  -Vị khách bàn 9 đứng dậy, vẻ không bằng lòng, ông ta bước đến chỗ bà chủ quán nhỏ nhẹ

  -Bà đừng hành hạ con bé…tôi không muốn ăn nữa bà tính tiền cho tôi tô mì và cái bát vỡ kia, nhớ là không được trừ tiền lương của nó đấy!

   Ông khách móc tiền ra trả, bà ta lại mềm mỏng được ngay. Nhận tiền rồi, bà ta lại thánh thót với Mến. Ông khách đi, cái Mến cũng không bị mắng nữa, lòng nó rạo rực và thầm cảm ơn ông khách.

                                                  ***
      Cũng giống như cái Mến lúc này, cái thương giờ cũng bận lắm. Nhưng bà chủ của cái Thương không xấu xa như bà chủ của cái Mến. Dù quán đông khách bà ấy vẫn phải múc đồ ăn, nhưng thỉnh thoảng còn bê giùm nó, đâu như  bà chủ của cái Mến, chỉ biết sai bảo rồi lớn giọng quát mắng.

     Nhìn cách cư xử của bà chủ đối với cái Thương ai cũng tưởng có hpoj hàng. Nhưng thực ra đó chỉ là quan hệ bà chủ-người làm. Cái Thương bê tô canh đến chỗ khách, nó ân cần mời khách rồi lại tíu tít đi ngay. Về trưa nên quán cũng đông, thế nhưng nhờ có cái Thương nhanh nhẹn và bà chủ quán tốt bụng, thế nên khách đến quán dù là từ quê ra hay người thành phố, thì đều được tiếp đãi tử tế.

  -Thương! Bưng bát canh cải vào bàn 6.
-Dạ!

   Quán vắng khách bà chủ dọn cơm ra bàn để ăn. Bà ấy ăn gì, Thương cũng ăn nấy. Thậm chí có bữa bà ý còn ưu tiên cho nó quả trứng, miếng giò, miếng chả.

        Nhắc đến cái Thương, một cô bé gầy gò, hơi cao, ai cũng mến, khách đến đây không chỉ quý nó vẻ bề ngoài nhanh nhẹn, linh hoạt mà mọi người còn quý nó bởi nó có một tấm lòng. Có vị khách đến ăn, tâm trạng không vui, nó đã an ủi, chia sẻ để vị khách nguôi đi nỗi buồn. Nhiều vị khác nói: “dù quán ăn cách xa chỗ tôi làm, nhưng khi trưa đến, tôi rất muốn về đây ăn”, tại ở đây có một cô bé làm họ phải quý mến và nhớ mãi.

      Hoàn cảnh đẩy nó phải sống và làm việc từ nhỏ, nhưng được cái ai cũng quý, cũng tốt với nó nên nỗi buồn cũng vơi bớt, vơi đi trên những thiếu thốn của cuộc đời.

                                                      ***

      Lúc này trên một von phố khác thì cái An và thằng Khang đang đi cùng nhau, rao bán từng tờ vé số. Thế nhưng từ sáng đến giờ mà chẳng ai mua
   -An, tụi mình đi mãi rồi mà chẳng có ai mua.
   -thôi, Khang đừng nói nữa, cứ đi khắc có người mua mà!
  Thăng Khang lại ỉu xìu nhưng nghe cái An, vừa đi nó vừa rao:

  -Vé số! Vế số đây!

   Chẳng hiểu thế nào mà thằng Khang và cái An lại đi lạc vào công viên. Trong đó chúng chẳng nhận ra một bông người,nên chúng chẳng rao, vì biết rằng, chúng có rao thì chẳng ích gì? Hai đứa vừa đi vừa nói chuyện lăng nhăng, mà chẳng để ý, chúng đã ra khỏi công viên từ lúc nào không hay.

-Sang đương đi An!
-Khang không thấy xe cộ đi lại tấp nập à, đợi một lát, khi đèn đỏ bật lên, xe dừng lại,rồi tụi mình cùng sang đường.
-Kể ra An cũng hiểu luật nhỉ
-Ừ có gì đâu, sống ở đâu thì phải biết chứ!

Thằng Khang cười hì,rồi đáp lại:
-Ra vậy!

Đèn đỏ bật lên, chúng nắm tay nhau chạy qua đường.
Thằng Khang và cái An lại tiếp tục đi, vừa đi vừa nói chuyện, nhưng cuingx không quên rao bán vé số!
  
                                               ***

    Mấy đứa kia làm trong quán, có lại rong rảy cả ngày trên phố. Còn thằng Phát và thằng Tài lại long đong ở bến xe. Chúng ở đây để chơi, mà để “mời khách”.

     Chẳng là chúng không kiếm được việc gì, nên đến nài nỉ mấy ông xe ôm, cho chúng “chạy thuê” mời khách. Thực ra hai ông xe ôm cũng không cần thuê chúng làm việc đó. Thế nhưng, vì biết hoàn cảnh của chúng, nên hai ông xe ôm thương hại, giúp chúng có miếng ăn hàng ngày.

    “bíp…bíp…bíp…bíp…”

     Vừa nghe thấy tiếng xe ô tô, đám xe ôm chạy ầm ầm ra. Họ nhảy lên xe, họ kiễng chân với tay lên cửa sổ…để mời khách. “Đi xe tôi rẻ lắm” “đi xe tôi an toàn”… Tóm lại họ sẽ nói tất cả những gì cần nói,để có thể mời được khách.

   Thằng Phát chạy đến bên người phụ nữ, nó chào hỏi rồi mời:

   -Cô đi xe ôm nhé! Giá rẻ lại an toàn!

   Người phụ nữ lắc đầu từ chối. Thằng Phát lại chạy ra kế bên một người đàn ông. Nó chào hỏi rồi lễ phép:

  -Chú đi xe ôm nhá! Giá…

    Thằng Phát chưa nói hết câu, người đàn ông đã quay ra nhìn nó bằng một khuôn mặt giữ tợn và khuôn mặt thì toát lên một vẻ lạnh giá. Ông ta gượng cười rồi quát nhỏ:

  -Tránh…ra…nhóc!

   Phát lủi thủi bỏ đi. Trên xe, khchs xuống cũng gần hết. Thấp thoáng là dáng của của người phụ nữ mang bầu và một cụ già cầm theo cái gậy. Phát thấy Tài cuối xe liền gọi:

-         Xuông xe à, đợi tao!

Tài dừng bước quay lại hỏi:
-         Thế mày không kiếm được khách à.
Phát buồn rầu:
-Không, thế mày thì sao?
Tài lắc đầu chép miệng rồi đáp:
-mày xem, tao có dẫn theo ai đâu!

   Phát đến gần chỗ Tài, hai đứa định xuống xe, thì nghe thấy tiếng gọi phía sau, vẻ yếu ớt. Hai đứa quay lại mừng rỡ, tưởng là khách gọi đi xe ôm. Tài hỏi lễ phép.

   -dạ, bà gọi cháu ạ!

    Bà cụ cầm lấy cái gậy, chống rồi đứng lên. Thằng Tài chạy đến đỡ bà cụ hỏi nhanh:

   -cụ đi xe ôm ạ! Cháu dẫn ra kia!
  Bà cụ gượng cười rồi đáp lại bằng giọng yếu ớt:

-Không, nhưng cháu giúp ta xuông xe nhé!
Thằng Tài hoan hỉ đáp lại:

   -Dạ, cụ cứ bám lấy vai cháu:

   Thằng Phát cũng chạy tới đỡ lấy bà cụ, rồi đưa bà xuống xe. Bà cụ cảm ơn hai đứa, rồi bước đi chậm chạp. Chúng cũng vội vàng chạy ra báo tình hình với ông chủ, rồi lủi thủi tìm chỗ râm để ngồi…

                            ***

      Trời nắng chang chang, ấy thế mà thằng Phúc lại đội cả trời nắng làm việc. Xe hàng vừa về nên nó đang bốc từng bao gạo vào nhà.

   So với mấy đứa kia công việc của thằng Phúc là vất vả nhất. Nhưng tiền công nó nhận được là không nhiều. Ăn trưa, ăn tối, khoản dư thừa cũng chẳng được là bao, nhưng nó vẫn cố giành giụm từng đồng để mua những thứ cần thiết cho bản thân.

   Cái xe cũ kĩ mà nó có được, cũng là nhờ tiền tiết kiệm. Trong căn lều, thì cái xe đó, cũng là thứ có giá trị nhất. Nhắc tới gia đình mồ côi, và bọn trẻ, thì Phúc là đứa lớn tuổi nhất. Năm nay nó đã 16 tuổi. Vì thế nó mới chọn công việc nặng nhọc, vừa có tiền (nhiều hơn bọn kia) vừa chứng tỏ với lũ trẻ kia. Rằng “Anh cả là phải thế”. (phải vất vả, phải hơn bọn chúng về mọi mặt).

                                     ***

   So với 9 đứa còn lại, cái Hạnh là đứa có giờ làm muộn nhất. Nó được người ta thuê bán bánh mì rong trên phố vào buổi tối.

   Công việc nhẹ nhàng vì bà chủ của nó cho mượn xe đạp đẻ đi. Nhưng khi đi làm thì nó lại về rất muộn. Từ 9h cho đến khi nào nó hết hàng – đó là thời gian làm việc của nó.

   Với cái giọng trong trẻo rao trên đường, thì không ai còn lạ lẫm. Ai cũng biết đó là giọng nói của một cô bé bán bánh mì đêm… mùa hè, cái Hạnh làm việc có vẻ nhàn. Vì nó chỉ cần đạp xe trên đường và rao bán. Nhưng mùa đông đến nó cực lắm. Trong khi người ta thì vùi mình trong chăn, còn nó phong phanh đi ngoài đường, có khi khản cả cổ, mà cũng chưa bán được cái bánh nào! Lạnh thấu người vào mỗi đêm đi bán bánh mì trong mùa đông. Vậy mà năm vừa rồi, nó mới được chủ tiệm mua cho một cái áo len. Cứ tưởng bà ta tốt bụng, nhưng nào ngờ bà ta lại đặt ra quy định: “chỉ được mặc áo khi đi làm còn khi về thì phải cởi trả”. Riêng việc làm đó, đủ biết bà ta là người như thế nào. Nhưng dù sao nếu không có bà ta, thì cái Hạnh vũng không biết làm việc ở đâu, biết lấy gì mà ăn. Chuyện đời vẫn là thế mà, người có quyền luôn là người được bóc lột.

                                      ***

    Mười đứa trẻ, dù nhiều nghề khách nhau, nhưng chúng cùng chung một hoàn cảnh, đều làm việc để tự nuôi thân… vì thế mà cuộc sống thật khó khăn với chúng!

     Vậy là một ngày kiếm sông đã trôi qua!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét